Hướng dẫn sử dụng Relay bảo vệ pha RM22TR33

Hướng dẫn sử dụng Relay bảo vệ pha RM22TR33

Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn sơ đồ lắp đặt rờ le bảo vệ mất pha RM22TR33 của schneider.

Cách 1: Khi mình sử dụng aptomat MCCB để đóng cắt, thì phải sử dụng thêm 1 thiết bị đó là shuntrip (shuntrip hiểu nôm na là 1 cái motor mini được lắp trong thân aptomat. Khi cấp điện cho shuntrip thì nó sẽ quay đá vào lưỡi gà của aptomat để aptomat nhảy xuống). Chính vì shuntrip chỉ tác dụng khi còn nguồn điện, nên phải có bộ phận xạc acquy +acquy (nếu sử dụng acquy thì shuntrip sẽ là 24VDC) hoặc là UPS (nếu sử dụng UPS thì phải sử dụng shuntrip 220VAC).

Cách 2: Khi mình sử dụng contactor (hay còn gọi là khởi động từ) để đóng cắt thì mọi thứ đơn giản hơn. Chỉ cần nối nguồn như hình bên dưới. Khi mất pha tiếp điểm 11 và 14 hở ra ngắt nguồn A1-A2 cho khởi động từ, lúc này nguồn động lực cho thiết bị cũng được ngắt ra để được bảo vệ.

HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH RỜ LE BẢO VỆ MẤT PHA RM22TR33

11 là tiếp điểm chân chung.

11-12 là tiếp điểm thường đóng khi cấp nguồn cho rờ le sẽ thành thường hở.

11-14 là tiếp điểm thường hở khi cấp nguồn cho rờ le sẽ thành thường đóng.

Nút trên cùng mình sẽ chọn là ON DELAY: Xoay nút đó về vị trí từ 380 đến 440V (khi nào đèn hiển thị màu xanh thì dừng lại).

Nút thứ 2 là điều chỉnh thời gian tác động Tt (0s, 5s, 10s…)

Nút thứ 3 là điều chỉnh % điện áp quá áp >U ví dụ 0%, 2%, 4%, 6%, 8%

Nút thứ 4 là điều chỉnh % điện áp thấp áp <U ví dụ -0%, -2%, -4%, -6%, -8%

Khi tất cả đèn đều màu xanh đồng nghĩa với việc thao tác cài đặt đã đúng.

Khi xảy ra mất pha thì nút Def sẽ chớp vàng (đang trong thời gian chuẩn bị tác đông. Ví dụ cài 5s thì nó sẽ chớp trong 5s rồi tác động).

Đèn R là báo hiệu tải tiêu thụ.

Nút T màu xanh là nút test (kiểm tra) tác động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.